CASE STORY: The right way to change | Gieo mầm cho những đổi thay

Wednesday 8 May 2024
Returning to the Central Highlands on a warm mid-March day, my heart was strangely filled with joy. The car drove me through red dirt roads and coffee gardens in full bloom, the sky was blue and the sun shone brightly, totally different from the bustling and dusty city where I live. On this business trip to Dak Lak, I would attend the closing workshop for Phase 1 of the project “Child rights in coffee sourcing sector”, which I had been working on for 3 years as a monitoring and evaluation officer.
 
I still remember the kick-off meeting, when Minh - the project manager - shared with the evaluation team the challenges we faced in implementing the project. Dak Lak is known as the “coffee capital” of Vietnam, so planting and producing coffee has become a familiar part of people’s lives here. This includes the practices of children helping their parents from an early age, or adolescents working at coffee farms.
 
“Not only in Vietnam but in the global coffee supply chain, stakeholders have been focusing on productivity and product quality for a long time. Meanwhile, the issue of understanding and practicing child rights as well as preventing child labour has hardly been a priority. Our objective is to raise awareness and change people’s practices on this issue,” Minh said.
 
The project’s baseline survey results confirmed the need for our intervention. The percentage of children and parents participating in the survey who clearly understand children’s rights as well as skills to protect children from hazardous working condition was low. Only a quarter of young people (15-25 years old) working in coffee production facilities knew their rights and benefits at work. The initial period of project implementation coincided with the COVID-19 pandemic outbreak. We had to switch from face-to-face training activities to online ones, which reduced the effectiveness of our communication, especially for ethnic minorities. We faced difficulties upon difficulties.
 
Despite those challenges, my colleagues achieved many things to be proud of. The approach of raising awareness via the coffee supply chain* helped us mobilize all stakeholders, from local businesses, small-holder farmers, to caregivers, children and youth, which enabled good knowledge and practices on child protection and child labour prevention to be spread widely.
 
Looking at the positive numbers in the endline survey report, I couldn’t help but feel happy: 97.6% of children and adolescents had skills to protect themselves from hazardous work; 80.2% of children and nearly 80% of parents understood child protection mechanisms; almost all local coffee production facilities were equipped with protective equipment for working adolescents according to the law… This was also the foundation for the project to have more in-depth implementation activities in the next phase. 
 
The car stopped, interrupting my thoughts. Minh welcomed me with a bright smile. I believed that, in the long term, changes from the project would be the premise for a comprehensive community action plan, helping establish a safe environment for children to live, learn and develop in accordance with their rights, not only in the coffee sourcing area but everywhere across our country.
 
* Child rights-based approach in supply chain is a tool that recommends ways for businesses to integrate children's rights into their policies and codes of conduct based on Child Rights in Business Principles, demonstrating the enterprise's commitment to employees, suppliers, customers and other business partners in respecting and implementing child rights, ensuring the implementation of child rights at the workplace, in the market and in the community with the participation of relevant stakeholders.
 
-------------
 
Trở lại Tây Nguyên vào một ngày giữa tháng Ba ấm áp, lòng tôi bồi hồi đến lạ. Xe đưa tôi đi qua những con đường đất đỏ, những vườn cà phê đang vào độ ra hoa trắng muốt, trời xanh và nắng trong, khác hẳn thành phố náo nhiệt, đầy bụi bặm mà tôi sinh sống. Chuyến công tác Đắk Lắk lần này tôi sẽ tham dự Hội thảo tổng kết dự án “Tăng cường năng lực và thúc đẩy thực hành bảo vệ trẻ em trong sản xuất cà phê” giai đoạn 1, dự án mà tôi đã gắn bó suốt 3 năm qua với vai trò cán bộ giám sát và đánh giá. 
 
Tôi còn nhớ, trong cuộc họp khởi động, Minh - quản lý dự án đã chia sẻ với nhóm đánh giá những thách thức hiện hữu trong việc thực hiện dự án. Đắk Lắk được mệnh danh là “thủ phủ” cà phê Việt Nam, việc trồng, chăm sóc và sản xuất cà phê đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống của những gia đình nơi đây, trong đó bao gồm cả việc trẻ em làm việc giúp đỡ cha mẹ từ sớm, hoặc tham gia lao động tại các cơ sở sản xuất ở tuổi vị thành niên. 
 
“Không chỉ ở Việt Nam, tại các vùng nguyên liệu của chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu, các bên liên quan đã tập trung vào việc phát triển năng suất và chất lượng sản phẩm trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vấn đề về hiểu biết và thực hành bảo vệ trẻ em cũng như phòng chống lao động trẻ em hầu như chưa được ưu tiên. Nhiệm vụ của dự án là phải nâng cao được nhận thức và thay đổi thực hành của người dân về vấn đề này.” – Minh chia sẻ.
 
Kết quả khảo sát đầu vào đã khẳng định sự cần thiết của việc thực hiện dự án. Tỷ lệ trẻ em và phụ huynh tham gia khảo sát nắm rõ về quyền của trẻ cũng như kỹ năng bảo vệ trẻ khỏi các công việc nặng nhọc nguy hiểm còn thấp. Số thanh thiếu niên (15-25 tuổi) tham gia lao động tại các cơ sở sản xuất cà phê nắm được quyền lợi của mình tại nơi làm việc cũng chỉ chiếm khoảng ¼ số người được khảo sát. Thời gian đầu thực hiện dự án cũng là giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng nổ. Các hoạt động tập huấn trực tiếp đều phải chuyển thành trực tuyến, truyền thông cũng không đạt hiệu quả được như mong muốn, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số. Khó khăn chồng chất khó khăn. 
 
Nhưng vượt qua những thách thức đó, những đồng nghiệp của tôi đã làm được nhiều điều thật đáng tự hào. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trẻ em trong chuỗi cung ứng* giúp dự án huy động được tất cả các bên liên quan, từ các doanh nghiệp địa phương, các chủ trang trại cà phê, các hộ gia đình, đến người chăm sóc trẻ và trẻ em cũng như thanh thiếu niên, giúp những hiểu biết và thực hành tốt về bảo vệ trẻ em và phòng chống lao động trẻ em được lan tỏa rộng.
 
Nhìn những con số tích cực trong báo cáo khảo sát cuối kỳ tôi thực sự hạnh phúc: 97,6% trẻ em và thanh thiếu niên đã nắm được các kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro từ các công việc nặng nhọc nguy hiểm; 80,2% trẻ và gần 80% phụ huynh hiểu được cơ chế về bảo vệ trẻ em; các cơ sở sản xuất cà phê địa phương hầu như đều đã trang bị thiết bị bảo vệ cho thanh thiếu niên tham gia lao động theo luật định… Đây cũng là cơ sở để dự án có những hoạt động triển 
khai đi vào chiều sâu hơn trong giai đoạn tiếp theo.
 
Tiếng dừng xe dứt tôi khỏi dòng suy nghĩ miên man. Đón tôi là Minh với nụ cười rạng rỡ. Tôi tin rằng, trong dài hạn, những đổi thay từ dự án sẽ là tiền đề cho một kế hoạch hành động toàn diện tại cộng đồng, giúp tạo lập môi trường an toàn để trẻ em sống, học tập và phát triển với đầy đủ các quyền của mình, không chỉ trong khu vực cung ứng cà phê mà còn ở khắp nơi trên mảnh đất Việt Nam này.
 
* Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trẻ em trong chuỗi cung ứng là một công cụ khuyến nghị các cách thức để doanh nghiệp tích hợp quyền trẻ em vào các chính sách, quy tắc ứng xử của doanh nghiệp dựa trên Quyền Trẻ em và Các nguyên tắc kinh doanh, thể hiện cam kết của doanh nghiệp với nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và các đối tác kinh doanh khác trong việc tôn trọng và thực hiện quyền trẻ em; đảm bảo thực hiện quyền trẻ em ở nơi làm việc, trên thị trường và trong cộng đồng với sự tham gia của các bên liên quan.