“STRENGTHENING CAPACITY OF CIVIL SOCIETY ORGANIZATIONS IN CHILD RIGHTS GOVERNANCE” PROJECT DISSEMINATION WORKSHOP
“STRENGTHENING CAPACITY OF CIVIL SOCIETY ORGANIZATIONS IN CHILD RIGHTS GOVERNANCE” PROJECT DISSEMINATION WORKSHOP
Hanoi, 15 November 2021: Save the Children and three strategic partners, the Center for Rural Development (CRD), the Research Institute for Sustainable Development (MSD), and the Viet Nam Association for Child's Rights (VACR) have organized a Dissemination Workshop about the project "Strengthening the capacity of civil society organizations on Children's Rights Governance" (2017-2021) with financial support from the Swedish Agency for International Development Cooperation (SIDA).
The event had the participation of representatives from CSOs, representatives of parents, leaders from Department of Children - Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, representative of People's Committee of Tam Ky district, Quang Nam province, representatives of the Ministry of Justice, Department of Foreign Affairs - Ministry of Foreign Affairs, Department of Policy and Law - Vietnam Women's Union, Department of Information Security - Ministry of Information and Communication, Department of Family - Ministry of Culture , Hanoi Youth Union, and staff of CRD, MSD, VACR and Save the Children.
After five years, the project has achieved significant results in making changes in legislation, policies and practices, particularly in terms of banning physical and humiliation punishment (PHP) for children, building capacity of civil society organizations, and empowering children and individuals to demand children’s rights and ensure their protection.
One key milestone of the project was the inclusion of PHP in the National Action Plan on Children and the application of Positive Discipline was promoted as the alternative (the content on implementing positive educational methods was included in Decision No. 1863/QD-TTg on approving the National Action Plan on preventing and combating violence and abuse against children in the period of 2020 - 2025, Decision No. 23/QD-TTg on the National Action Program for Children in the period 2021 – 2030).
Speaking at the event, Ms. Le Thi Thanh Huong, Country Director of Save the Children stated that “The project of " Strengthening the capacity of civil society organizations on Children's Rights Governance" will come to an end in this 2021, yet I believe that its long-lasting and sustainable results will open chances for other programs and projects to flourish in the future, and especially strengthen the close relationship with governmental departments, CSOs and business sector to accompany with and ensure the implementation of Child Rights in Vietnam.”
---
HỘI THẢO TỔNG KẾT DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ QUẢN TRỊ QUYỀN TRẺ EM”
Ngày 15/11/2021 tại Hà Nội, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cùng ba đối tác chiến lược bao gồm Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD), và Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam (VACR) tổ chức Hội thảo Tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực cho các Tổ chức Xã hội về Quản trị Quyền Trẻ em” với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA) thông qua Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển.
Sự kiện có sự tham gia của nhiều bên liên quan, gồm đại diện các cơ quan Nhà nước, đại diện các tổ chức xã hội, đại diện các bậc phụ huynh và trẻ em, cùng các tổ chức thực hiện dự án CRD, MSD, VACR và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em.
Sau năm năm, dự án đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc tạo ra những thay đổi về luật pháp, chính sách và thực thi chính sách, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến cấm trừng phạt thân thể và tinh thần (PHP) đối với trẻ em, xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội và tăng quyền cho trẻ em và cá nhân đảm bảo quyền trẻ em đặc biệt quyền được bảo vệ đối với trẻ.
Một cột mốc quan trọng của dự án là việc đưa PHP vào Kế hoạch Hành động Quốc gia về Trẻ em và việc áp dụng Kỷ luật Tích cực đã được thúc đẩy như một giải pháp thay thế cho việc trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ (nội dung thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực được đưa vào Quyết định số 1863/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 – 2025, Quyết định số 23/QĐ-TTg về Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030).
Phát biểu tại Hội thảo, Bà Lê Thị Thanh Hương - Trưởng Đại diện của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Việt Nam đã chia sẻ: “...Dự án “Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em” sẽ kết thúc vào cuối năm nay, nhưng tôi tin tưởng rằng với những kết quả mang tính lâu dài và bền vững mà dự án đạt được sẽ tạo cơ hội cho các chương trình, dự án phát triển mới trong tương lai, đặc biệt sẽ củng cố mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và khối doanh nghiệp để đồng hành và đảm bảo thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam.”