CASE STORY: “Mom, what is it?” | “Mẹ ơi, đó là gì hả mẹ?”

Wednesday 5 April 2023

Realizing the limitations in communication between parents and children/adolescents aged 10-24 in Vietnam on topics of reproductive and adolescent sexual health, Save the Children has been implementing many interventions to improve this situation. Please join us to read the following story of a mother who attended Save the Children's School Health and Nutrition training course in Tien Giang province:

One day, I saw a new sanitary napkin in the dustbin with a weird shape. It was torn into pieces and the cotton layer was hooked out messily. My little daughter awkwardly admitted “Mom, I did it. I am sorry, but I am curious about it. I do not know what it is, but I regularly see you and other girls or women buy it and place it in the toilet. Could you just tell me what it is?”

I could not imagine my 8-year-old girl tackling her innocent doubt that way. I took that opportunity to tell my girl about puberty and women’s period, taught her how to keep good personal hygiene, step by step instruct her how to use it properly and when to use it.

Truth be told, if it were me from the previous months, I would not share with my daughter those things. I thought it was a sensitive topic, and children at that age are too young to understand.

However, after participating in the training on School Health and Nutrition (SHN) of Save the Children, I benefited from the project via capacity-building activities that equipped me with practical knowledge and skills, making me more confident and professional at work as a school health staff member. Moreover, I got a sense of satisfaction when I could utilize this knowledge to decode my daughter’s curiosity.

After participating in the training for core trainers, I organized roll-out training for other teachers and then we took turns delivering the SHN educational sessions for thousands of children in school.

--------------

Nhận thấy những hạn chế trong việc trao đổi giữa phụ huynh và trẻ em, thanh thiếu niên độ tuổi 10-24 tại Việt Nam về các chủ đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã và đang triển khai nhiều hoạt động can thiệp nhằm cải thiện thực trạng này. Hãy cùng chúng tôi đọc câu chuyện dưới đây của một người mẹ đã tham gia khóa tập huấn về Sức khỏe và Dinh dưỡng học đường của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại tỉnh Tiền Giang:

Một hôm, tôi nhìn thấy một miếng băng vệ sinh (BVS) chưa qua sử dụng nằm trong thùng rác với hình thù kỳ dị. Nó đã bị xé thành từng mảnh và lớp bông bị giật ra lộn xộn. Con gái tôi ấp úng thổ lộ “Mẹ ơi, con xin lỗi vì đã xé nó, nhưng con không biết đó là gì mà mẹ và các cô hay mua và để ở phòng tắm. Mẹ ơi, đó là gì hả mẹ?’

Tôi đã không thể hình dung cô con gái 8 tuổi của tôi lại tự giải đáp trí tò mò như thế. Nhân cơ hội đó, tôi đã giải thích cho con về tuổi dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ, dạy con cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và hướng dẫn cách sử dụng BVS đúng cách.

Thật lòng mà nói, nếu là tôi của một vài tháng trước, tôi đã không chia sẻ với con những điều này. Tôi nghĩ đó là một chủ đề nhạy cảm và trẻ em ở tuổi này còn quá nhỏ để có thể hiểu. Tuy nhiên, sau khi tham gia vào khóa tập huấn về Sức khỏe và Dinh dưỡng học đường của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, tôi đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng thực tế, giúp tôi tự tin và chuyên nghiệp hơn trong công việc với vai trò là một nhân viên y tế trường học. Hơn thế nữa, tôi cảm thấy hài lòng khi có thể vận dụng kiến thức để giải đáp thắc mắc cho con trẻ.

Sau khi tham gia lớp tập huấn giảng viên nòng cốt, tôi đã tổ chức tập huấn cho các giáo viên khác trong trường và cùng nhau thực hiện các buổi giáo dục Sức khỏe dinh dưỡng học đường cho hàng nghìn học sinh tại trường.