Two annual refresher training modules for preschool teachers on emergent literacy published

Tuesday 7 July 2020

On June 26th, 2020, Save the Children, in collaboration with the Agency of Teachers and Education Administrators, held the National workshop to announce two annual refresher training modules for preschool teachers developed within the “National Standardization of the Emergent Literacy and Math and Literacy Boost Common Approach in Vietnam – Phase 2” project. These training modules aim to support teachers working with children from ethnic minority groups and children with disabilities at preschool age to develop their pre-literacy skills. These skills will help them to get ready for later education. Present at the event were representatives from the Ministry of Education and Training and Departments of Education and Training of 27 provinces and cities across the country, representatives of preschool education research institutes, the material-development experts, members of the appraisal board and representatives of other relevant departments and agencies.

 The two modules announced at the workshop are validated training materials of the "National refresher training program for teachers" issued along with Circular No. 12/2019/TT-BGDĐT on August 26, 2019 by Ministry of Education and Training, GVMN14 Module "Organizing child-centered language development/Vietnamese language enhancement activities for children". Specifically, the two modules aimed at boosting the Emergent Literacy and Math (ELM) are: Module 1 - Developing emergent literacy for ethnic minority preschoolers ; and Module 2 - Assisting inclusive education for preschool children with disabilities.

Dragana Strinic - Save the Children Vietnam country director

 Ms. Dragana Strinic – Country Director of Save the Children, remarked: "The project marks an important milestone in the long-term strategic partnership between Save the Children and the Agency of Teachers and Education Administrators - Ministry of Education and Training. The success of the project in Early Childhood Care and Education is achieved thanks to transparent and highly efficient collaboration over the past three years. Save the Children developed educational materials are standardized by leading experts in the sector and approved by the Ministry of Education and Training to be included in the National refresher training program for preschool teachers. The training modules focus on improving lesson planning skills for preschool teachers, promoting child-centered education approach and use of early literacy activities, and supplementing the ECCD National Curriculum. I sincerely believe that this will help millions of preschool children across the country, and in particular those with special needs and belonging to ethnic minority groups, to achieve their very first literacy skills before primary school. The resources are also made available online, with free access to all teachers across the country.”

At the workshop, the material-development experts introduced the goals , structure and core contents of the two modules which provide teachers with background knowledge on language development for ethnic minority children, children with disabilities and suggestions for adjusting teaching methods to support children of ethnic minorities and children with disabilities in emergent literacy learning.

Earlier, representatives of the National Appraisal Committee gave a speech summarizing the assessments on the two above-mentioned training modules, affirming these are two professional materials that well align with the technical requirements and direction of the national pre-school education program and serve as useful referential materials for training of teachers in the country.

Hoang Duc Minh - Director of the Agency of Teachers and Education Administrators

Ngày 26 tháng 06 năm 2020, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lí giáo dục tổ chức “Hội thảo quốc gia công bố hai chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non” trong khuôn khổ dự án “Các phương pháp tiếp cận dành cho giáo dục mầm non và tiểu học của Việt Nam”. Hai chuyên đề được xây dựng với mục đích hỗ trợ các giáo viên mầm non trong việc phát triển kĩ năng tiền đọc viết cho trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, tập trung vào trẻ vùng dân tộc thiểu và trẻ khuyết tật. Đây là những kĩ năng nền móng quan trọng, giúp các em chuẩn bị sẵn sàng cho việc đi học ở các cấp học cao hơn. Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu, bao gồm Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở Giáo dục và Đào tạo của 27 tỉnh thành trên cả nước, các cơ sở nghiên cứu giáo dục mầm non, tổ chuyên gia phát triển tài liệu, hội đồng thẩm định tài liệu và đại diện các bên liên quan khác.

Hai chuyên đề được công bố tại hội thảo là tài liệu chính thức thuộc “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non”, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nằm trong Mô đun GVMN 14 “Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm”. Cụ thể, hai chuyên đề bao gồm: Chuyên đề 1 - Phát triển một số kỹ năng ban đầu về đọc viết cho trẻ mẫu giáo theo chương trình giáo dục mầm non với sự hỗ trợ của bộ công cụ Hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với đọc viết và toán (ELM) cho trẻ vùng dân tộc thiểu số; và Chuyên đề 2 - Phát triển một số kỹ năng ban đầu về đọc viết cho trẻ mẫu giáo theo chương trình giáo dục mầm non với sự hỗ trợ của bộ công cụ Hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với đọc viết và toán (ELM) cho trẻ khuyết tật.

Tại hội thảo, bà Dragana Strinic, Trưởng đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam phát biểu: “Dự án “Chuẩn hoá các phương pháp tiếp cận cho giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học của Việt Nam” - Giai đoạn hai là một dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài giữa Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo. Thành quả của dự án về giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non được kết tinh từ một quá trình làm việc minh bạch, chặt chẽ với tính hiệu quả cao của hai bên đối tác trong vòng 03 năm qua (từ 2017 – 2020). Đó là quá trình thể chế hoá nội dung tài liệu do SC phát triển sau khi được các chuyên gia đầu ngành chuẩn hoá, và lãnh đạo Bộ chấp thuận đưa vào Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non. Hai chuyên đề này hướng đến hỗ trợ giáo viên mầm non nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động học cho nhóm trẻ đặc thù, khuyến khích áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cũng như linh hoạt sử dụng ngân hàng các hoạt động phát triển kĩ năng tiền đọc viết như một nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non quốc gia. Chúng tôi tin tưởng rằng, với những giá trị bền vững mà dự án mang lại, hàng triệu trẻ em trong độ tuổi mầm non trên cả nước, đặc biệt là các trẻ em có nhu cầu đặc biệt, sẽ có được những kĩ năng tiền đọc viết cần thiết trước khi bước vào cấp tiểu học. Các tài liệu nói trên, bao gồm ngân hàng hoạt động cho trẻ mẫu giáo, sẽ được đưa lên các nền tảng học tập trực tuyến để giáo viên trên cả nước có thể tiếp cận dễ dàng.” (Tham khảo trang thông tin: https://elm-vietnam.edu.vn/)

 

Cũng tại hội thảo, đại diện tổ chuyên gia phát triển tài liệu đã giới thiệu đến toàn thể các đại biểu về mục tiêu, cấu trúc và các nội dung cốt lõi của hai chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non với sự hỗ trợ của bộ công cụ ELM do Tổ chức Cứu trợ trẻ em phát triển. Hai chuyên đề này cung cấp cho giáo viên kiến thức nền tảng về phát triển ngôn ngữ cho trẻ vùng dân tộc thiểu số, đặc điểm của trẻ khuyết tật và các gợi ý điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp để hỗ trợ đối tượng trẻ vùng dân tộc thiểu số và trẻ khuyết tật trong làm quen với đọc viết.

Trước đó, đại diện Hội đồng thẩm định quốc gia đã có bài phát biểu tổng kết các đánh giá về hai chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên nói trên, qua đó khẳng định đây là hai tài liệu có nội dung chuyên môn đáp ứng các yêu cầu, chỉ đạo của chương trình giáo dục mầm non quốc gia và là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc bồi dưỡng giáo viên trên cả nước.