WORKSHOP TO SHARE PROJECT RESULTS AND PROMOTE COOPERATION OPPORTUNITIES IN MEKONG DELTA

Monday 3 October 2022

On September 28, 2022, Save the Children, in collaboration with the Women's Union of Ca Mau Province, organized a workshop to share project results and good practice models, thereby promoting cooperation opportunities to implement future projects in the Mekong Delta region. Attending the workshop were more than 100 delegates, including ministerial level representatives from the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Education and Training, representatives of local authorities, the Centre for Disaster Prevention and Control - the Vietnam Disaster Management Authority in the South, representatives of Save the Children Korea, Save the Children in Vietnam, as well as beneficiaries in project communes.

 

The projects implemented from 2015 to 2022 focus on 5 main areas of activities:

1) Support capacity building for disaster management and climate change adaptation for authorities of communes, districts, communities, and schools;

2) Support access to clean water and sanitation for households;

3) Support livelihoods to adapt to climate change;

4) Support the implementation of the safe school model;

5) Support to improve project management capacity for provincial Project Management Boards.

Speaking at the workshop, Ms. Le Thi Thanh Huong – Country Director of Save the Children in Vietnam, said: "The disaster risk reduction and climate change adaptation program has always been one of the focuses of Save the Children and is part of our 2022-2024 Country Strategic Program. We wish to strengthen and maintain cooperative relationships with partners in the Mekong Delta in particular and across the country in general to continue to spread effective models of disaster and climate change response, contributing to improving the lives of children and communities."

After 7 years of implementation, the projects have reached 167,763 direct and indirect beneficiaries. In addition to capacity building and livelihood support activities, the project funds have supported 1,472 closed rainwater storage systems; 200 water treatment units; 994 sets of toilet building materials for households with difficulty in the project communes, helping 29,000 people have access to clean water and standard latrines. In addition, 10 water purifiers with a capacity of 21 liters/hour and 10 portable swimming pools with roofs were also equipped for 10 primary schools with more than 5,000 students in the local areas.

Mr. Jaekwang Lee - Managing Director of Humanitarian Programs, Save the Children Korea, shared at the Workshop

The delegates appreciated that the projects have contributed to improving the knowledge and awareness of communities and students about disasters and climate change risks. Mr. Tran Gia Khanh – Educational facilities, Equipment and Children's toy Department, Ministry of Education and Training, commented: "The project to support the safe school model through three pillars has helped students gain a lot of useful knowledge about natural disasters and climate change and contribute to raising awareness for educational staff and administrators on this issue."

In addition to sharing successful models, the workshop also held a discussion session with institutes, schools, and provinces on challenges in responding to climate change for the Mekong Delta in the next 3-5 years. Attendees had the opportunity to share difficulties caused by the effects of climate change in various fields such as agriculture, industry, livestock, health care, education, etc., and propose possible interventions in their locality.

Accordingly, priorities that need to be addressed in the Mekong Delta region include: Water resource management, upgrading irrigation systems and water supply works; Strengthening weather forecasting and early warning, changing the crop structure and crossbreed climate change-adapted species; Applying technology in agricultural production, reusing agricultural by-products to increase income and reduce emissions to the environment; Conservation of biodiversity; Strengthening communication on climate change and environment for government officials and the community.

-----

HỘI THẢO CHIA SẺ KẾT QUẢ DỰ ÁN VÀ THÚC ĐẨY CƠ HỘI HỢP TÁC TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ngày 28/9/2022, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo chia sẻ các kết quả dự án và mô hình thực hành tốt, từ đó thúc đẩy các cơ hội hợp tác xây dựng dự án trong tương lai tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu bao gồm đại diện các Bộ, ngành trung ương như Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện lãnh đạo địa phương, Trung tâm Phòng chống Thiên tai - Tổng cục Phòng chống Thiên tai phía Nam, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Hàn Quốc và Việt Nam, cùng đại diện người hưởng lợi tại các xã dự án.

Nội dung của các dự án được triển khai trong giai đoạn 2015-2022 tập trung vào 5 mảng hoạt động chính:

1) Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho chính quyền các xã, huyện, cộng đồng và trường học;

2) Hỗ trợ tiếp cận nước sạch và vệ sinh cho hộ gia đình;

3) Hỗ trợ sinh kế thích ứng với BĐKH;

4) Hỗ trợ thực hiện mô hình trường học an toàn;

5) Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý dự án cho Ban Quản lý dự án cấp tỉnh.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Lê Thị Thanh Hương – Trưởng đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam cho biết: “Chương trình Giảm thiểu rủi ro thiên tai và BĐKH luôn là một trong những chương trình trọng tâm của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và là một phần của Chiến lược Quốc gia giai đoạn 2022-2024 của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn tăng cường và duy trì mối quan hệ hợp tác với các đối tác tại khu vực ĐBSCL nói riêng và trên cả nước nói chung để tiếp tục lan tỏa những mô hình hiệu quả về ứng phó với thiên tai và BĐKH, góp phần cải thiện đời sống của trẻ em và cộng đồng.”

Sau 7 năm thực hiện, 167.763 người đã được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ các dự án. Cụ thể, ngoài các hoạt động nâng cao năng lực và hỗ trợ sinh kế, các nguồn vốn dự án đã hỗ trợ 1.472 hệ thống lưu trữ nước mưa khép kín; 200 bộ xử lý nước; 994 bộ vật tư xây nhà vệ sinh cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn và có trẻ em thuộc các xã dự án, giúp 29.000 người được tiếp cận với nước sạch và nhà vệ sinh hợp chuẩn. Bên cạnh đó, 10 máy lọc nước công suất 21 lít/giờ và 10 bể bơi di động kèm mái che cũng đã được trang bị cho 10 trường tiểu học với hơn 5.000 học sinh tại địa phương.

Các đại biểu tham dự Hội thảo đánh giá cao thành công của dự án trong việc góp phần nâng cao kiến thức, nhận thức của cộng đồng và học sinh về phòng ngừa rủi ro do thiên tai và ứng phó với BĐKH. Ông Trần Gia Khánh – Cục Cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân xét: “Dự án hỗ trợ mô hình trường học an toàn thông qua ba trụ cột đã giúp học sinh tiếp cận nhiều kiến thức bổ ích về thiên tai và BĐKH, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo dục và nhà quản lý về vấn đề này”.

Bên cạnh việc chia sẻ các mô hình thành công, Hội thảo còn tổ chức phiên thảo luận với các đơn vị chuyên môn như viện nghiên cứu, trường đại học và các tỉnh về các thách thức trong ứng phó với BĐKH tại khu vực ĐBSCL trong thời gian 3-5 năm tới. Người tham dự có cơ hội chia sẻ những khó khăn do ảnh hưởng của BĐKH trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, chăm sóc y tế, giáo dục…, đồng thời đề xuất các can thiệp khả thi tại địa phương mình.

Theo đó, một số ưu tiên cần giải quyết tại khu vực ĐBSCL bao gồm: Quản trị nguồn nước, nâng cấp hệ thống thủy lợi, các công trình cấp nước; Tăng cường công tác dự báo thời tiết và cảnh báo sớm, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và lai tạo các giống loài thích ứng với BĐKH; Áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tái sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp nhằm tăng thêm thu nhập và giảm phát thải ra môi trường; Bảo tồn đa dạng sinh học; Tăng cường truyền thông về BĐKH và môi trường cho cán bộ chính quyền và cộng đồng.