CASE STORY: Chiếc xe hàng | The vending cart

Friday 5 July 2024

Xôi mặn, sữa đậu nành, cà phê... chiếc xe bán hàng của chị Tuyết, ngụ tại quận Gò Vấp chở trên mình không chỉ những món đồ ăn sáng, mà còn là cả gánh mưu sinh của ba mẹ con. 

8 năm nay, dù mưa hay nắng, chị Tuyết cũng ngày ngày đẩy chiếc xe hàng từ nhà ra đầu ngõ để bán đồ ăn sáng. Đây là nguồn sinh kế nuôi sống chị và cặp sinh đôi đang học lớp 6 - các con của chị Tuyết. Gia đình thuộc diện hộ nghèo nên hai cháu được miễn giảm học phí, chị cũng chịu khó đưa, đón các con để giảm bớt khoản tiền ăn bán trú nên hàng ngày chị chỉ có thể bán hàng từ 6 đến 10 giờ sáng. Ấy vậy mà chiếc xe hàng cũ kĩ - vốn được chị Tuyết mua lại với giá 700 ngàn đồng lại đôi lúc “trở bệnh”. Bánh xe nhỏ, lăn lọc cọc, đẩy hàng từ nhà ra đầu ngõ mà xe đã bị đổ mấy lần, làm chị ngã theo. Bán xôi nhưng chị Tuyết không thể đặt chõ xôi lên xe và đi, vì chỉ nặng một chút là xe gãy bánh, mỗi lần như vậy không chỉ có nguy cơ làm đổ, hỏng mẻ đồ ăn của hôm đó, mà còn làm gián đoạn sinh kế khi chị mất một vài ngày để gọi thợ sửa hàn lại bánh xe. 

Mọi chuyện thay đổi từ khi hoàn cảnh của chị Tuyết được dự án “Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em” biết đến thông qua Hội Phụ nữ của phường. Chị được nhận hỗ trợ một chiếc xe đẩy hàng chắc chắn, khang trang. Xe rộng, bánh xe to, chị Tuyết thoải mái đặt hết hàng lên để đẩy xe ra bán, không còn nỗi lo bị đổ hàng giữa đường hay phải tự bê chõ xôi và đi lại nhiều lần.

Xe đẩy hàng mới còn có thêm tủ kính đóng mở, giúp chị bày biện các món ăn. “Xe cũ không có tủ kính để bày đồ ăn, nhiều người họ sợ không đủ an toàn vệ sinh nên không yên tâm mua. Mà mỗi khi trời mưa mình phải chạy sang hàng đối diện trú mưa nhờ, đồ thì bị ướt hết. Xe được dự án hỗ trợ còn gắn được cả dù (ô), ngày mưa hay nắng mình cũng bán hàng được.”

Dù chỉ bán vỏn vẹn trong vòng 4 tiếng buổi sáng, các món chị Tuyết làm rất ít khi tồn hàng. “Pa tê, hành phi mình tự làm, sữa đậu nành mình nấu mình đãi vỏ hạt rất kĩ nên người mua - thường là khách quen họ rất thích. 10 giờ sáng mình đã hết hàng hoặc gần hết, có thời gian đi đón 2 đứa nhỏ”. Thu nhập từ việc bán hàng của chị đủ để trang trải sinh hoạt của ba mẹ con, giúp cho 2 em yên tâm học tập. 

Dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, chị Tuyết vẫn lạc quan hướng về phía trước: “Bây giờ mình đỡ khổ nhiều lắm rồi, chỉ mong các con lớn lên khỏe mạnh, bớt bệnh, mình thì mong muốn học cách bán hàng qua app (bán online) để có thể bán thêm hàng vào buổi chiều lúc các con đi học”. 

----------

Salty sticky rice, soy milk, coffee... Ms. Tuyet's vending cart, in Go Vap district, carries not only breakfast items but also the livelihood of her family.

For the past eight years, rain or shine, Ms. Tuyet has pushed her cart from her house to the alley every day to sell breakfast. This is the sole source of income supporting her and her twin sixth-graders. The family is poor, so the children's tuition is waived. To save on boarding costs, Ms. Tuyet personally drops off and picks up her children, allowing her to sell only from 6 to 10 am. However, the old shopping cart, which she bought for 700,000 VND, sometimes "gets sick." The small wheel, though managing to roll from her house to the alley, has caused the cart to tip over several times, leading to painful falls. Selling sticky rice becomes a challenge because even a slight weight can break the wheel. Each time this happens, not only does she risk ruining the day's food, but she also disrupts her livelihood, spending days arranging repairs.

Everything changed when Ms. Tuyet's situation came to the attention of the "Work: No Child Business" project through the Ward's Women's Union. She received a sturdy and spacious new cart. With its wide base and big wheels, she can comfortably load all her goods without worrying about spills or multiple trips.

The new cart also features a glass cabinet for displaying dishes. "My old cart didn't have a glass cabinet to display food. Many people were worried about hygiene and hesitated to buy. When it rained, I had to rush to find shelter, getting soaked in the process. The new cart from the project even has an umbrella attachment. Now, I can sell in any weather."

Despite selling for just four hours each morning, Tuyet's dishes are usually sold out quickly. "I make the pâté and fried onions myself, and I prepare the soy milk meticulously, which my regular customers love. By 10 am, I'm usually sold out, giving me time to pick up my children." Her income is enough to cover living expenses for the family, allowing her children to focus on their studies.

Although life is challenging, Ms. Tuyet remains optimistic: "Now I suffer less, and I hope my children stay healthy and get sick less often. I also want to learn how to sell online so I can offer more products in the afternoon when my children are at school."