Rumor monitoring during COVID-19

Thursday 12 November 2020

Along with the pandemic itself, the spread of rumors and fake news have posed serious challenges to controlling the disease and endangered the lives of million people.

“Here in Lam Thuy, most of the people think that COVID-19 is more likely to happen in crowded areas in big cities, not in a small remote area like this. So, this is misinformation,” said Hun, a 22-year-old young woman of Bru-Van Kieu ethnic group residing in Lam Thuy, Quang Binh province. Since the beginning of the pandemic in Vietnam, there have been 12 rumors recorded in where Hun lives, creating a mix of negative emotions and behaviors in the community.

Luckily, Hun had the chance to join several community meetings and household visits of the project Strengthening Risk Communication and Community Engagement (RCCE) for COVID-19, where she was provided with correct information about COVID-19 and prevention guidelines as well as essential skills to identify rumors and their negative impacts on her community. Through a series of risk communication events, the project worked to improve the accessibility to accurate information resources of community members and build capacity for partners at national and local level to track, monitor and address rumors on COVID-19.

Hun is now more confident and willing to help the communication collaborators spread the correct information and guidelines to other villagers. “I hope that by having access to correct sources of information, everyone will take necessary preventive measures and the pandemic will end soon”, she expressed.

The project “Strengthening Risk Communication and Community Engagement (RCCE) for COVID-19” was implemented by Save the Children with financial support from USAID from April to September 2020 in 05 provinces - Son La, Yen Bai, Quang Binh, Quang Tri, Can Tho. The primary communication objective was developing communication materials and monitoring and mitigating rumors to effectively engage communities in national COVID-19 prevention work.

Cùng với đại dịch COVID-19, việc lan truyền của tin đồn và tin tức giả mạo đã tạo nên nhiều thách thức và khó khăn trong công tác kiểm soát dịch bệnh và gây nguy hiểm cho hàng triệu người.

“Ở Lâm Thủy, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng COVID-19 dễ xảy ra ở nơi đông người như thành phố lớn, chứ không phải ở vùng sâu vùng xa như thế này. Đây là thông tin không đúng,” Hùn cho biết. Hùn là một cô gái người Bru Vân Kiều 22 tuổi, sống tại xã Lâm Thủy, tình Quảng Bình. Từ lúc dịch COVID-19 xuất hiện, có 12 tin đồn đã được ghi lại; những tin đồn này đã đem lại nhiều cảm xúc cũng như hành vi tiêu cực trong cộng đồng.

Hùn đã có cơ hội được tham gia vào nhiều buổi thăm hộ gia đình và đối thoại sức khỏe thuộc phạm vi dự án “Tăng cường truyền thông và gắn kết cộng đồng (RCCE) trong phòng ngừa rủi ro dịch bệnh COVID-19”. Dự án đã đem tới cho Hùn những kiến thức đúng về dịch bệnh và cách phòng bệnh, cũng như những kỹ năng cần thiết trong việc xác định tin đồn và ảnh hưởng của tin đồn tới cộng đồng. Qua một chuỗi các sự kiện truyền thông, dự án đã nâng cao khả năng tiếp cận nguồn thông tin chính xác của người dân trong cộng đồng và nâng cao năng lực cho đối tác ở cấp quốc gia và địa phương trong việc theo dõi, giám sát và giải quyết các tin đồn về COVID-19.

Sau khi tham gia hoạt động dự án, Hùn đã trở nên tự tin hơn; em sẵn sàng giúp đỡ cán bộ truyền thông địa phương truyền bá thông tin cũng như hướng dẫn đúng với người dân trong thôn. “Em mong rằng thông qua thông tin chính thống, mọi người sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết, nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh,” Hùn chia sẻ.

Dự án “Tăng cường truyền thông và gắn kết cộng đồng (RCCE) trong phòng ngừa rủi ro dịch bệnh COVID-19” được thực hiện bởi Tổ chức Cứu trợ Trẻ em với sự hỗ trợ tài chính từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kì (USAID) từ tháng 4 tới tháng 9 năm 2020 tại 5 tỉnh (Sơn La, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị, Cần Thơ). Dự án đã triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển các tài liệu truyền thông, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào nỗ lực phòng chống dịch COVID-19.