Review conference for the Project “Building resilience to natural hazards in Central Viet Nam – Phase 3”

Friday 24 September 2021

Review conference for the Project “Building resilience to natural hazards in Central Viet Nam – Phase 3”

On 10 September, 2021, Save the Children in collaboration with the provincial Committee of Natural Disaster Prevention and Control of Quang Ngai and Quang Nam provinces organized an online review conference for the Project “Building resilience to natural hazards in Central Viet Nam – Phase 3” after two years of project implementation.

The conference was divided between the provincial partners with delegates from Quang Ngai province participating in the morning and with delegates from Quang Nam province in the afternoon, along with the participation from representatives of the Consortium organizations implementing the project and various representatives from relevant government departments. This included representatives from the Department of Foreign Affairs, Department of Planning and Investment, Department of Finance, provincial Red Cross Chapter, provincial Elderly Association, and Quang Ngai City Department of Economy, Department of Agriculture and Rural Development in Binh Minh district, Radio and Television Station of Quang Ngai province, and project wards/communes (Quang Phu ward, Chanh Lo ward, Nghia Lo ward and Binh Minh commune). The conference also included the participation of representatives from six primary targeted schools in the project areas.

The project “Building Resilience to Natural Hazards in Central Vietnam” funded by USAID/BHA implemented its third phase from 24 March 2019 to 30 September 2021 in four provinces: Quang Ngai, Quang Nam, Quang Tri and Ha Tinh. It focused on improving capacity of local governments and communities through conducting the Vietnam-approved National Community Based Disaster Risk Management Program, and the Education sector’s Safe School Framework. Save the Children has been an active member of this consortium that is led by the American Red Cross/Vietnam Red Cross and includes Catholic Relief Services, HelpAge International, and Plan International.

In Quang Ngai province, the project was implemented in four wards of Quang Ngai City and Binh Son district by Save the Children and Vietnam Red Cross Association. In Quang Nam province, the project was carried out in eight wards in Hoi An city, Dien Ban town, Thang Binh and Nong Son district by Save the Children, Vietnam Red Cross Association, and CRS. In addition, HelpAge was the technical lead in equipping skills for provincial Elderly Association in Community Based Disaster Risk Management Program in both provinces.

Delegates in the Conference (captured image)

The project has brought practical benefits in disaster prevention. Local people have had more awareness, and better collaboration in disaster prevention; and teachers and students have acquired enough knowledge and skills to integrate Disaster Risk Reduction into current curriculum. At the community level, evacuation sites have been upgraded to be ready for disasters, and at-risk households have stronger houses so that they will be more resilient in the next disaster season. Finally, the Emergency Rapid Teams at commune level have been equipped with the necessary knowledge, skills, and basic equipment to proactively respond to natural disasters in the context of the COVID-19 pandemic.

The participants also discussed how to maintain the results of the project as part of the sustainability plan. One key aspect at the community level is that disaster risk reduction measures are continuously integrated into the annual commune socio-economic development plans, and a Disaster Prevention Community Fund is mobilized with priority given to budget for maintenance and repair of small-the scale mitigation projects. For schools, we continuously promote the integration of disaster prevention contents into intra and extra-curricular activities to equip students with necessary knowledge and skills in disaster prevention under Ministry of Education and Training guidance. Having DRR education and leadership empowerment, youth will be powerful agents for changes in their communities.

---

Ngày 10/09/2021, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối hợp với Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi tổ chức thành công cuộc họp trực tuyến tổng kết dự án “Tăng cường khả năng chống chịu thiên tai tại miền Trung Việt nam – Giai đoạn 3” sau hơn 2 năm triển khai hoạt động.

Cuộc họp được tổ chức vào sáng ngày 10/9/2021 có sự tham gia của các đại biểu tỉnh Quảng Ngãi và vào buổi chiều cùng ngày với sự có mặt của các đại biểu đến từ tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, sự kiện còn nhận được sự quan tâm và tham dự của 80 đại diện đến từ các tổ chức liên minh triển khai dự án cùng địa bàn tỉnh, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Người cao tuổi tỉnh, ban ngành liên quan tại huyện/thành phố, chính quyền xã/phường và trường học trong địa bàn dự án.

Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu thiên tai tại miền Trung Việt Nam – Giai đoạn 3” do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID/BHA) tài trợ thực hiện giai đoạn 3 từ ngày 24/3/2019 tới 30/9/2021 tại 04 tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị và Hà Tĩnh. Dự án tập trung vào việc nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và cộng đồng thông qua việc triển khai Chương trình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được phê duyệt bởi Chính phủ (Quyết định 1002) và Khung trường học an toàn trong ngành giáo dục, và được triển khai thực hiện bởi Liên minh gồm 5 tổ chức: Hội Chữ thập đỏ Mỹ/Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Tổ chức Catholic Relief Services, Tổ chức Plan International, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Tổ chức HelpAge International tại Việt Nam, trong đó Hội Chữ thập đỏ Mỹ đóng vai trò điều phối.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, dự án được triển khai ở bốn xã/phường thuộc thành phố Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp thực hiện. Tại tỉnh Quảng Nam, dự án được triển khai ở tám xã/phường ở thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn, huyện Thăng Bình và huyện Nông Sơn do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, và Tổ chức CRS triển khai. Việc cung cấp hướng dẫn kỹ thuật cho hợp phần lồng ghép người cao tuổi trong chương trình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở cả hai tỉnh được Tổ chức Help Age phụ trách.

 

Ảnh chụp các đại biểu tham dự Hội nghị

Bên cạnh đó, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối hợp với Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi triển khai dự án ở hai xã/phường tại tỉnh Quảng Ngãi và 2 xã/phường tại tỉnh Quảng Nam, trong đó bao gồm sáu trường tiểu học trên địa bàn. Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, sau khoảng 30 tháng triển khai, Dự án đã mang lại lợi ích thiết thực trong việc phòng chống thiên tai cho khoảng 35.000 người dân, trong đó có khoảng 3.200 học sinh. Chính quyền địa phương và các nhóm hỗ trợ kỹ thuật ở bốn xã/phường dự án đã được nâng cao năng lực cần thiết để thực hiện chương trình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cũng như đánh giá rủi ro thiên tai và lập kế hoạch phòng chống thiên tai, lồng ghép phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và sửa chữa nhà an toàn, thực hiện cảnh báo sớm và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, học sinh. Các đội xung kích cấp phường, xã đã được trang bị kiến thức, kỹ năng, thiết bị cần thiết giúp chủ động ứng phó với mưa bão trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Người dân được nâng cao nhận thức, cùng nhau lập kế hoạch phòng chống thảm họa thiên tai; giáo viên và học sinh có những kiến thức và kỹ năng để dạy các tiết học lồng ghép phòng chống thiên tai. Các điểm sơ tán cộng đồng và trường học được nâng cấp chuẩn bị sẵn sàng khi thiên tai xảy ra. Hộ dân ở các vùng dễ bị tổn thương bởi bão, lụt được gia cố lại nhà ở giúp họ tự tin hơn khi mỗi mùa thiên tai đến.

Các đại biểu tham gia cũng trao đổi để duy trì các kết quả thực hiện dự án, đảm bảo tính bền vững sau khi dự án kết thúc. Đối với cộng đồng, tiếp tục lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại cấp xã hằng năm, sử dụng có hiệu quả Quỹ phòng chống thiên tai nhằm huy động và ưu tiên ngân sách trong việc bảo trì sửa chữa các công trình dự án hỗ trợ. Tại các trường học, tiếp tục thực hiện các nội dung trong khung trường học an toàn được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, đẩy mạnh việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các tiết học chính khóa và ngoại khóa. Được trao quyền lãnh đạo, cùng với kiến thức và kỹ năng trong việc phòng tránh thiên tai, các bạn trẻ sẽ trở thành những tác nhân mạnh mẽ trong việc đem đến những thay đổi tích cực cho cộng đồng .